CUCA TALK 11 | Propaganda and Political poster in period of World War 1 & 2 in Vietnam | Tranh cổ động thời hai Thế chiến ở Việt Nam
***** VIETNAMESE ONLY. WE APOLOGY FOR THE UNCONVENIENCE *****
Thời gian
Địa điểm 6 Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm (cạnh Bến xe Mỹ Đình) # Thực hiện: CUCA Vietnam / Heritage Space Nội dung chương trình 1. Các khái niệm - Khái quát về lịch sử tranh cổ động
Không chỉ là công cụ tuyên truyền chính trị thuần túy, tranh cổ động còn là một yếu tố phản ánh rõ nét các diễn biến lịch sử tại Việt Nam qua hai kỳ Thế chiến và mang những giá trị nghệ thuật đồ họa độc đáo, phần nào phản ánh diện mạo nghệ thuật tạo hình Việt Nam trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt – Vũ Huy Thông.
----------------------------
THÔNG TIN THÊM Nguồn gốc, tên gọi của Tranh Áp-phích và Cổ động Đóng vai trò quan trọng, phản ánh rõ nét nhất các diễn biến lịch sử hiện đại của công cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, tuy nhiên lịch sử và đặc điểm tranh cổ động Việt Nam, hay thậm chí nguồn gốc của tên gọi tranh cổ động lại ít được biết đến. Về mặt định nghĩa từ ngữ, áp phích là một từ được phiên âm từ gốc Pháp, giống như rất nhiều từ mượn khác, được việt hóa, và trở nên thông dụng trong ngôn ngữ tiếng Việt như: kem (crème), bia (Bière), bánh ga-tô (gâteau), ban công (balcon) hay rau cải xoong (cresson). Bắt nguồn từ khái niệm affiche (tiếng Pháp), hay poster (tiếng Anh), áp phích xuất hiện ở Việt Nam từ cuối thế kỉ 19, khi người Pháp sử dụng tranh cổ động cho các mục đích thương mại và chính trị. Đây cũng là tên gọi duy nhất của tranh cổ động cho tới trước giai đoạn 1945-1954. Tranh cổ động lần đầu tiên xuất hiện cùng với tên gọi Tranh áp phích, Áp phích trên các ấn phẩm từ giữa những năm 60 của thế kỉ 20. Trong đó, cổ động là từ ghép Hán Việt, mang nghĩa là đánh trống. Ngoài ra, còn có hàng loạt các tên gọi khác xuất hiện và được sử dụng song song với áp phích và tranh cổ động như: tranh tuyên truyền, Tranh phổ biến, Tranh phổ cập, Bích chương,... Đó là trên khía cạnh về từ ngữ, nhưng về khía cạnh lịch sử hay nghệ thuật - chúng ta đã biết gì về tranh cổ động - đặc điểm hình thức, mục đích sử dụng của tranh cổ động trong bối cảnh giữa hai thế chiến? Trước thời điểm 1945, lực lượng cách mạng Việt Nam có tranh cổ động không?... (Lược trích từ bài viết Về tên gọi tranh cổ động, tác giả Vũ Huy Thông, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật – Đại học Mỹ thuật Việt Nam, số 1 (45), tháng 3).
Back | ||||||||||||